Nếu nói bản thân nghèo bền vững đồng nghĩa bạn đang nói rằng “tôi thật hèn kém”

“Nghèo bền vững” có thật sự sẽ “nghèo bền vững” hay đơn giản chỉ là một sự ngụy biện…

Nếu bạn nào chịu khó theo dõi truyền hình một chút hay là một fan của những xu hướng trên mạng thì sẽ không lạ với cụm từ “nghèo bền vững.” Chúng không còn mới nhưng qua một vài diễn biến gần đây lại khiến tôi nghĩ về vài điều.

Một năm tưởng chừng như đã yên bình cho miền trung khi mưa to gió lớn đợt gần đây tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Tiếc rằng cơn bão vừa rồi lại chĩa hướng thẳng vào Nghệ An, Hà Tĩnh thân thương. Tôi nghe mấy bà đầu xóm lại xót xa với nhau “Người trong đấy thật khổ. Đã nghèo lại bão lũ triền miền, bao giờ mới vực được. Đúng là nghèo bền vững.” Tôi cũng hơi bất ngờ mỉm cười vì các bà dạo này cũng teen quá nhưng cũng lại gợn một chút về “nghèo bền vững.” Có thật tồn tại cụm từ này trên thực tế?

Trong xã hội ngày làng phát triển, ai cũng có cơ hội liệu thật sự tồn tại “Nghèo bền vững?”

Nếu như ai đó sinh ra đã không may mắn là con của một gia đình khó khăn. Cuộc sống quanh năm kiếm cũng không đủ ăn, bão lũ lại tàn phá đủ đường chẳng có lối mà ngóc đầu lên thì có lẽ sẽ là “nghèo bền vững” thật. Nhưng đấy là khi tồn tại một điều kiện hoàn hảo là chẳng có ai giúp đỡ và ông trời triệt đường sống bằng mọi cách. Tiếc rằng hai điều kiện cần lại không thể xảy ra. Vì đất nước ta còn có bao nhiêu mạnh thường quân sẵn sàng dang cánh tay ra giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chưa kể chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối và không ngừng mở rộng, bạn sẽ chẳng còn lạ với những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ từ nhiều nước lặn lội về tận vùng xâu vùng xa – những nơi còn khó khăn ở nước ta để hỗ trợ.

Điều này đồng nghĩa bạn sẽ luôn có được một khoản vốn nhất định. Vấn đề tiếp theo sẽ đơn giản là bạn sẽ đầu tư khoản vốn này như thế nào? Không ít người họ chọn con cái chính là một khoản đầu tư lâu dài. Họ hy vọng cho con cái được đi học, biết được cái chữ có được công việc ổn định để bớt khổ, bớt nghèo. Đó thật sự là một sự suy tính thông minh. Cũng có những người sẽ dùng số vốn đó để mua con bò hay sắm vài thứ để phục vụ công việc của mình. Tiếp tục lao động để sản xuất ra của cải tự bản thân thoát nghèo. Thật sự sẽ có rất nhiều hướng đi, dù không thể trở thành giàu có những cũng đủ để khiến bản thân và gia đình bớt vất vả. Vậy sao vẫn có những hoàn cảnh “nghèo bền vững?”

Xem thêm:  101 Những câu nói hay về tình yêu dễ thương dành cho cô ấy
Có nhiều con đường để thoát nghèo khi con người thật sự có ý chí

Tôi sẽ không bàn đến những câu chuyện mà người ta hay gọi là “số phận”. Khi gia đình đã khó khăn, ăn không đủ còn ốm đau chạy chữa thì … Điều tôi muốn nhắc đến là những con người lười lao động. Họ nghèo nhưng chưa bao giờ họ có ý định cố gắng để thay đổi. Họ chỉ trông chờ vào những khoản giúp đỡ để sống. Tiêu hết họ lại kêu nghèo kêu khổ với xã hội để nhận sự hỗ trợ mới. Và một vòng tuần hoàn cứ thế lặp đi lặp lại. Lúc này thật buồn thay cho những tấm lòng hảo tâm khi đồng tiền họ kiếm ra bằng “mồ hôi và sức lực” lại để dành cho mục đích chẳng mấy tốt đẹp.

Không ít người đã nhận ra điều này và kêu gọi ngừng giúp đỡ nhưng đó có phải quá “vơ đũa cả nắm.” Vì con sâu làm giàu nồi canh mà bỏ qua bao nhiêu trường hợp đang chờ đợi sự giúp đỡ để thay đổi. Vậy nên trên quan điểm của tôi vẫn rất ủng hộ cách từ thiện “đưa cần câu cá” đến thay vì chỉ là “con cá” cứu giúp tạm thời, ăn hết rồi lại thôi. Hơn hết, các mạnh thường quân nên tìm hiểu rõ ràng hơn để đưa ra sự hỗ trợ phù hợp cho từng trường hợp. Như vậy sự giúp đỡ sẽ càng trở nên ý nghĩa.

Nhiều người lười lao động, lợi dụng sự giúp đỡ của người khác để không phải làm việc

Và về phía các bạn, những con người “không may mắn” cũng đừng bao giờ quá bi quan về số phận của bản thân. Bạn hãy nhớ rằng trái đất của chúng ta cũng phát triển chỉ từ “đất và nước”. Mọi chuyện đều có thể khi bạn muốn biến chúng trở nên có thể.
VNT

Để tại bình luận

Nhập nội dung bình luận !
Hãy nhập tên của bạn ở đây