Con người chúng ta khi trải qua một quãng đời dài đằng đẵng thường chỉ mong muốn có được những thú vui tao nhã ở lúc về già.

Không giống như lớp trẻ, những người cao tuổi dường như ít mơ mộng hơn, thay vào đó là sự cầu mong bản thân và những người mình yêu thương được hạnh phúc. Vậy còn bạn, bạn đã bao giờ nghĩ mình sẽ như thế nào khi ở tuổi 60 chưa? Hãy thử làm một phép biến đến tương lai để xem khi đó bạn sẽ như thế nào nhé.

Khi bạn về già tất cả những suy nghĩ và hành động dường như chậm hơn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong thời điểm đó bạn thường sẽ có những cái nhìn nhận đơn giản hơn về cuộc sống không bon chen, không theo đuổi ước mộng và không cần quá nhiều tiền. Cách hưởng thụ tuổi già giản dị chỉ với một ấm trà ngon và những quyển sách hay để nghiên cứu, nghiền ngẫm và thư giãn tinh thần.

Còn người trẻ thì sao? Họ quan niệm việc đọc sách hay uống trà dường như không phải là công việc mà lứa tuổi họ nên làm mà thay vào đó là những cống hiến hết mình cho công việc và trải nghiệm mọi thứ trên cuộc đời này. Tuy  nhiên tất cả những điều đó đối với một người đã sống hơn 60 năm trên cuộc đời thì lại chẳng có nghĩa lí gì nữa. Vì đơn giản họ đã trải qua hết mọi thứ, biết hết mọi việc và cảm thấy đã kiệt sức. Nếu như người trẻ cần sự nghiệp, trải nghiệm và danh vọng thì những người già chỉ cần 1 chữ “ bình an”.

Nếu bạn đã từng đọc qua bài thơ “Khi chúng ta già” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà thì chắc chắn sẽ cảm nhận được phần nào cuộc sống mơ ước của những người lớn tuổi.

Xem thêm:  Đừng ngại thay đổi nếu bạn muốn đạt được điều gì đó tốt hơn

Một cuộc sống hạnh phúc khi về già mỗi ngày được nhìn những đứa cháu ngây thơ đến lớp, được trò chuyện cùng những ông bà bạn cùng thời và ngắm nhìn nắng mai vào mỗi sớm bình minh. Đến lúc này bạn nhìn mọi thứ nhẹ nhàng như cách mà bạn bước đi vậy. 30 năm về trước đó là lúc bạn còn tràn đầy năng lượng như những người trẻ bây giờ, lúc đó tâm hồn bạn còn vô cùng lãng mạn đến mức một cơn sóng đánh vào bờ cũng có thể viết thành một bài thơ. Thật thú vị!

Vậy còn bây giờ thì sao? Những cảm xúc ấy vẫn còn hay đã biến mất theo thời gian? Câu trả lời đó là chúng vẫn như thế nhưng cách biểu hiện lại hoàn toàn khác biệt. Mỗi một câu bạn nói ra đều sâu lắng và đáng suy nghĩ chứ không phải là sự bồng bột của tuổi trẻ.

Khi đã già, bạn sẽ cảm thấy yêu thích những điều bình dị hơn là xa hoa lộng lẫy. Những bộ trang sức đắt tiền chẳng quý giá bằng món kỉ vật mà bạn cất giữ bấy lâu. Hay thậm chí những món ăn bổ dưỡng tại nhà hàng sang trọng cũng chẳng cách nào sánh bằng bữa cơm ấm cũng gia đình. Những người còn trẻ khi nhìn thấy bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được hết những gì bạn đã trải qua vì chính bản thân họ cũng vừa mới bắt đầu đi vào con đường đó, con đường mà bạn đã đi và đã từng thấu hiểu. Thật vây, khi đã ở cái tuổi xế chiều thì những người già chỉ cần cái gọi là tình cảm gia đình cùng những thú vui tao nhã để có thể bình lặng mà hưởng thụ những hạnh phúc giản đơn nhất của đời người mà thôi.

giavitamhon

Để tại bình luận

Nhập nội dung bình luận !
Hãy nhập tên của bạn ở đây